Home WordpressWordPress cơ bản 15 điều bạn NÊN làm trước khi thay đổi theme WordPress

15 điều bạn NÊN làm trước khi thay đổi theme WordPress

by admincp


Trong bài viết này, VINASTAR sẽ cung cấp cho bạn danh sách những việc bạn NÊN làm trước khi thay đổi theme WordPress giúp quá trình thay đổi diễn ra suôn sẻ.

Nếu bạn đã sử dụng WordPress, thì có lẽ bạn đã thay đổi theme WordPress ít nhất một lần trong đời. Trong bài viết này, VINASTAR sẽ cung cấp cho bạn danh sách những việc bạn NÊN làm trước khi thay đổi theme WordPress. Các bước này rất quan trọng để đảm bảo quá trình thay đổi diễn ra suôn sẻ.

1. Ghi chú về giao diện hiện tại của bạn

Ghi chú - thay đổi theme WordPress

Nhiều người dùng WordPress lướt web để tìm giải pháp cho vấn đề của họ. Thường thì họ tìm thấy các giải pháp đó dưới dạng các đoạn trích mà họs ẽ thêm thủ công vào file php trong giao diện của mình. Bởi vì những thay đổi này đã được thực hiện một lần, mọi người thường sẽ không nhớ chúng. Vì vậy hãy ghi chú lại các thay đổi tuỳ chỉnh của bạn trong giao diện cũ để có thể dễ dàng thêm lại chúng trong giao diện mới nếu cần.

Bạn phải chắc chắn rằng chủ đề mới của bạn với sidebar, widget mà bạn đang sử dụng. Chúng tôi nhận thấy rằng sidebars có lẽ là khu vực được người dùng tùy chỉnh nhiều nhất trong các trang web WordPress. Mọi người thực hiện rất nhiều thay đổi như thêm văn bản tùy chỉnh, hình ảnh, liên kết, quảng cáo…. Nếu bạn đang sử dụng một chủ đề hỗ trợ widget và bạn chuyển sang một chủ đề không hỗ trợ widget, thì bạn sẽ mất tất cả những thứ đó.

Ngoài ra, bất cứ điều gì bạn sửa đổi trong tệp sidebar.php của chủ đề cũ của bạn sẽ biến mất. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã thêm các mã đó vào giao diện mới.

3. Mã theo dõi Google Analytics

analytics - thay đổi theme WordPress

Hầu hết các blogger thường sử dụng Google Analytics để theo dõi lưu lượng truy cập. Rất nhiều người không sử dụng plugin để thêm mã theo dõi mà chèn chúng trực tiếp vào giao diện. Vì vậy sau khi thay đổi giao diện mới hãy nhớ thêm lại mã theo dõi Google Analytics vào giao diện mới của bạn.

Nếu chưa biết cách thêm Google Analytics vào wordpress các bạn có thể xem hướng dẫn thêm Google Analytics vào WordPress của VINASTAR.

rss - thay đổi theme WordPress

Rất nhiều người sử dụng FeedBurner cho Nguồn cấp RSS của WordPress. Rất nhiều chủ đề như Genesis, Standard Theme và các chủ đề khác cho phép bạn tích hợp FeedBurner từ bảng cài đặt của chúng. Bạn cần đảm bảo rằng bạn giữ nguồn cấp dữ liệu được điều hướng đến FeedBurner nếu không sẽ có hai nguồn cấp RSS cho blog của bạn.

5. Sao lưu dữ liệu!!

backup

Để phòng ngừa sự cố có thể xảy ra, bạn nên sao lưu dữ liệu của mình. Với bản sao lưu bạn có thể dễ dàng khôi phục lại website của mình khi cần thiết. Nếu bạn chưa biết cách tạo sao lưu cho wordpress bạn có thể xem hướng dẫn tạo sao lưu cho wordpress của VINASTAR

6. Chế độ bảo trì

Maintenance

Có lẽ bạn không muốn người dùng của bạn nhìn thấy quá trình chuyển đổi vì có thể trong quá trình này sẽ có lỗi xảy ra và người dùng khi truy cập sẽ thấy được lỗi này, điều này thực sự không tốt chút nào. Tốt nhất là hãy bật chế độ Bảo trì trong 15 – 20 phút cho đến khi bạn đảm bảo rằng mọi thứ đều hoạt động tốt. Để kích hoạt chế độ bảo trì cho wordpress các bạn có thể làm theo hướng dẫn đặt bảo trì cho website WordPress

7. Kiểm tra tất cả các function và plugin

Khi bạn thay đổi theme WordPress, bạn cần đảm bảo rằng bạn giữ lại tất cả các chức năng mà bạn tuỳ chỉnh và các plugin hoạt động tốt với giao diện mới. Hãy xem lại danh sách ghi chú mà bạn đã tạo ở bước 1. Hãy kiểm tra lại và thêm tất cả các chức năng mà bạn đã thêm vào giao diện cũ sang giao diện mới.

Với plugin, bạn cần đảm bảo chúng hoạt động tốt và hiển thị tương thích với giao diện mới của bạn.

8. Tương thích trình duyệt

browser

Kiểm tra trang web của bạn với tất cả các trình duyệt phổ biến hiện nay. Một số trình duyệt có xu hướng hiển thị mọi thứ khác nhau, đặc biệt là Internet Explorer. Bạn cần chắc chắn rằng giao diện mới có thiết kế hiển thị tốt với các trình duyệt khác nhau. Một số giao diện có thể đẹp mắt nhưng lại dễ dàng bị vỡ layout trong các trình duyệt khác nhau. Vì vậy, nếu nhiều khách hàng của bạn đang sử dụng Internet Explorer, thì bạn cần chắc chắn rằng giao diện của bạn được hiển thị tốt.

9. Tối ưu code quảng cáo

Nếu bạn đang sử dụng Google Adsense hoặc một quảng cáo khác cho phép, thì bạn cần tùy chỉnh lại chúng sao cho phù hợp với giao diện mới. Ví dụ: trang web trước đó của bạn có màu da cam, và bạn có các liên kết màu da cam cho Google Adsense. Bây giờ nếu nó có màu xanh, thì có lẽ bạn bên nên thay đổi lại các liên kết Google Adsense sao cho phù hợp.

Tương tự với các tiện ích twitter, các nút facebook, v.v. Hãy điều chỉnh chúng với phù hợp với tông màu mới của bạn.

10. Hãy cho người dùng của bạn biết

notify

Tắt chế độ bảo trì và viết một bài viết để thông báo cho người dùng biết. Bằng cách cho người dùng của bạn biết việc thay đổi giao diện, bạn có thể nhận được các báo cáo lỗi từ phía người dùng và đưa ra phương án khắc phục. Mọi người sẽ sử dụng các loại trình duyệt, độ phân giải màn hình khác nhau vì vậy việc có được ý kiến của họ là rất quan trọng.

11. Tinh gọn plugin

Sau khi thay đổi giao diện bạn nên rà soát lại các plugins đang sử dụng, nếu tính năng của plugins tương tự với một tính năng nào đó có sẵn trên giao diện thì bạn nên xem xét và loại bỏ bớt plugins đó. Điều này sẽ giúp website của bạn nhẹ nhàng hơn và giúp giảm tải cho website của bạn.

12. Thận trọng khi thay đổi

Bạn đang làm việc với một giao diện mới, vì vậy có lẽ tốt nhất là bạn nên thực hiện các thay đổi một cách cẩn thận. Thay đổi các yếu tố nhỏ trước đảm bảo rằng nó hoạt động đúng trong tất cả các trình duyệt. Sau đó, sau khi đã thành công với các thay đổi nhỏ, thì bạn có thể thực hiện các thay đổi mạnh mẽ hơn. Với cách này sẽ cho phép bạn phát hiện vấn đề ngay lập tức và đưa ra được các biện pháp xử lý thích hợp.

13. Thử nghiệm thời gian tải

Đừng quên kiểm tra lại thời gian tải trang của giao diện mới và so sánh nó với giao diện cũ của bạn, điều này giúp bạn có thể xem xét giao diện mới có thực sự tốt hơn giao diện cũ của bạn hay không. Để kiểm tra thời gian tải trang bạn có thể xem bài viết tổng hợp 8 công cụ kiểm tra tốc độ tải trang của VINASTAR

14. Theo dõi tỷ lệ thoát

Sau khi chuyển đổi giao diện, bạn hãy nhớ theo dõi tỷ lệ thoát trên website của mình. Nếu tỷ lệ thoát của bạn đã tăng cao hơn so với chủ đề trước đó, thì có lẽ bạn nên kiểm tra lại điều đó. Thêm tiện ích bài đăng liên quan, tiện ích bài đăng phổ biến vào blog của bạn và xem xét các phương án để cải thiện điều đó.

15. Lắng nghe độc giả của bạn và CẢI THIỆN

suggestion

Khi một thiết kế mới xuất hiện, người dùng luôn có đề xuất của họ. Họ có thể yêu thích một tính năng hoặc ghét một tính năng cụ thể nào đó. Giao tiếp với độc giả của bạn bằng các cuộc khảo sát, xem những gì họ muốn thấy được cải thiện, và sau đó hãy xem xét việc cải thiện nó.

Kết luận

Qua bài viết này bạn đã có một danh sách những điều NÊN làm khi thay đổi theme WordPress? Nếu bạn có thêm các ý kiến khác cần thực hiện khi thay đổi theme WordPress hãy chia sẻ với chúng tôi ở phần bình luận bên dưới.

Nguồn bài viết được sưu tầm trên internet

You may also like

Leave a Comment