Xác định mục tiêu rõ ràng
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến lược content marketing
Trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược content marketing, người làm tiếp thị nên xác định mục tiêu rõ ràng. Khi không có sẵn mục tiêu đúng, người làm tiếp thị có thể trở nên “lạc lối”. Lúc này, họ có thể chìm sâu vào việc sáng tạo và phân phối nội dung. Mục tiêu của content marketing nên phù hợp với mục tiêu kinh doanh chung, được chuyển hóa thành chỉ số chính. Từ đó, người làm tiếp thị có thể đánh giá được hoạt động tiếp thị nội dung.
Có 2 hạng mục chính của mục tiêu content marketing:
Thứ nhất, những mục tiêu liên quan đến doanh số bán hàng. Bao gồm việc tạo ra danh sách khách hàng tiềm năng, chốt đơn hàng, bán chéo. Ngoài ra còn có bán thêm và bán hàng từ việc khách hàng giới thiệu khách hàng. Thứ hai, những mục tiêu liên quan đến thương hiệu. Bao gồm sự nhận biết thương hiệu, sự liên tưởng thương hiệu và sự trung thành/ủng hộ thương hiệu. Hầu hết người làm tiếp thị nội dung có nhiều hơn một mục tiêu trong cả hai hạng mục này.
Việc xác định mục tiêu giúp người làm tiếp thị thiết kế chiến lược tiếp thị nội dung tốt hơn. Nếu mục tiêu rơi vào hạng mục liên quan đến doanh số bán hàng. Người làm tiếp thị cần đảm bảo các kênh phân phối nội dung phù hợp với các kênh bán hàng. Ngược lại, nếu mục tiêu tập trung nhiều hơn vào các chỉ số thương hiệu. Người làm tiếp thị cần đảm bảo nội dung luôn nhất quán với tính cách của thương hiệu.
Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Khi mục tiêu đã rõ ràng, người làm tiếp thị cần xác định đối tượng mà họ muốn nhắm tới. Người làm tiếp thị không chỉ đơn giản xác định đối tượng bằng những cụm từ chung chung. Ví dụ như “khách hàng của chúng ta”, “giới trẻ nói chung” hoặc “những người ra quyết định”.
Việc xác định tập hợp con của đối tượng cụ thể sẽ giúp người làm tiếp thị tạo ra nội dung chi tiết và chính xác hơn. Đồng thời, cô đọng hơn để góp phần kể câu chuyện thương hiệu một cách hiệu quả. Với cách phân khúc truyền thống, đối tượng của thương hiệu có thể được xác định bởi nhiều yếu tố. Cụ thể như địa lý, nhân khẩu, tâm lý tiêu dùng và hành vì phạm vi cao nhất thường là hành vi…
Sau đó, cần lập hồ sơ và miêu tả tính cách của đối tượng mục tiêu. Điều này giúp người làm tiếp thị hình dung ra đối tượng của mình trên thực tế. Họ cũng cần phải nhận biết được lo lắng, mong muốn của khách hàng mục tiêu. Qua đó giúp xác định nhu cầu của đối tượng đối với các nội dung cụ thể. Đồng thời, giúp đỡ khách hàng mục tiêu gỡ bỏ các mối lo toan của họ.
Người làm tiếp thị cần xác định được đối tượng mà họ muốn hướng tới
Bước 3: Lên ý tưởng và lập kế hoạch nội dung
Để đảm bảo một chiến dịch content marketing thành công cần phải có sự kết hợp của những chủ đề liên quan. Chẳng hạn như đối tượng, định dạng nội dung phù hợp và các câu chuyện đáng tin cậy. Để tìm ra đúng chủ đề, người làm tiếp thị nên cân nhắc hai yếu tố:
Đầu tiên, câu chuyện phải liên quan trực tiếp đến cuộc sống của khách hàng. Trong bối cảnh khách hàng tiếp xúc với nguồn ngộn thông tin, nội dung của thương hiệu cần phải có ý nghĩa gì đó với đối tượng mục tiêu nếu không sẽ bị bỏ qua. Nội dung phải gỡ bỏ được các lo lắng của đối tượng mục tiêu và giúp họ theo đuổi mong ước của mình.
Tiếp theo, phải có câu chuyện thể hiện cá tính và quy tắc của thương hiệu. Nghĩa là nội dung phải trở thành cây cầu kết nối thương hiệu với khách hàng. Nội dung có thể là phương tiện đế thương hiệu tạo ra sự khác biệt đối với khách hàng. Điều này đòi hỏi người làm tiếp thị phải suy nghĩ kỹ về sứ mệnh của thương hiệu. Thương hiệu đại diện cho điều gì ngoài những tuyên bố giá trị.
Người làm tiếp thị cũng nên khám phá những định dạng nội dung khác nhau. Nội dung có thể được trình bày dưới dạng văn bản. Ví dụ như thông cáo báo chí, bài viết. bản tin, sách trắng, nghiên cứu tình huống và sách. Nội dung cũng có thể được trình bày dưới hình thức trực quan hơn.
Bước 4: Xây dựng nội dung
Xây dựng nội dụng là bước quan trọng nhất trong xây dựng chiến lược content marketing. Xây dựng nội dung không phải là công việc bán thời gian. Nó đòi hỏi phải nghiêm túc về mọi thứ. Nếu nội dung không có chất lượng cao, độc đáo và sâu sắc thì chiến dịch marketing sẽ trở nên lãng phí và đôi khi còn bị phản tác dụng.
Trên thực tế, xây dựng nội dung có thể tự nó trở thành một hoạt động riêng biệt. Nói đòi hỏi người làm tiếp thị hoạt động như các nhà xuất bản. Những nhà sản xuất nội dung giỏi nên duy trì các tiêu chuẩn cao của báo chí và sự trung thực khi biên tập.
Việc xây dựng nội dung không có ngày bắt đầu và kết thúc. Đó là một quá trình liên tục đòi hỏi sự nhất quán. Do đó, người làm tiếp thị cần chắc chắn rằng họ có năng lực nội bộ để phát triển nội dung trong dài hạn. Nếu không đủ khả năng, họ nên cần nhắc việc tìm kiếm nội dung từ các nguồn bên ngoài. Cách dễ nhất chính là thuê những người sản xuất nội dung chuyên nghiệp. Ví dụ như nhà báo, nhà biên kịch, nhà làm phim hoạt hình và người quay phim.
Bước 5: Phân phối nội dung
Nội dung chất lượng cao là vô nghĩa nếu không tiếp cận đến đối tượng mục tiêu của mình. Trong một biển nội dung, rất dễ để một nội dung mất tích trong quá trình truyền tải. Người làm tiếp thị cần đảm bảo rằng nội dung của mình có thể được đối tượng mục tiêu khám phá ra. Có ba nhóm phương tiện truyền thông chính mà người làm content marketing có thể sử dụng. Đó là phương tiện riêng, phương tiện trả tiền và phương tiện lan truyền.
Xâu dựng nội dung là bước quan trọng nhất trong chiến lược content marketing
Bước 6: Khuếch đại nội dung
Bí quyết để sản phẩm/thương hiệu lan truyền mạnh mẽ chính là chiến lược khuếch đại nội dung. Không phải đối tượng mục tiêu nào cũng giống nhau. Khi nội dung tiếp cận được những người có ảnh hưởng chính trong một nhóm đối tượng mục tiêu thì nội dung đó mới có khả năng được lan truyền.
Bước đầu tiên mà người làm tiếp thị cần thực hiện là phải xác định được những người có ảnh hưởng này. Họ là những nhân vật được tôn trọng trong cộng đồng của mình và có lượng lớn người theo dõi và đối tượng truyền thông riêng. Bản thân họ là những người sáng tạo nội dung thường xuyên. Họ đã xây dựng danh tiếng của mình với những nội dung được lan truyền rộng rãi. Họ được xem là những chuyên gia trong cộng đồng của mình.
Để những người có ảnh hưởng này ủng hộ và lan truyền nội dung thương hiệu thì chất lượng của nội dung thôi vẫn chưa đủ. Điều quan trọng là cần phải áp dụng quy tắc tương hỗ, phải xây dựng và nuôi dưỡng được mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Người làm tiếp thị cần đảm bảo rằng khi những người có ảnh hưởng chia sẻ các nội dung thì họ cũng thấy việc đó có lợi cho danh tiếng của họ.
Bước 7: Đánh giá chiến lược content marketing
Đánh giá sự thành công của chiến lược content marketing liên quan đến các chỉ số. Đó là chỉ số đo lường hiệu quả cả về mặt chiến lược và chiến thuật. Về mặt chiến lược, người làm tiếp thị nên đánh giá liệu chiến lược tiếp thị nội dung có đạt được các mục tiêu liên quan đến doanh số bán hàng hoặc liên quan đến thương hiệu được thiết lập trong bước 1 hay không.
Về mặt chiến thuật, người làm tiếp thị cũng nên đánh giá những chỉ số tiếp thị nội dung chính. Nghĩa là, cần theo dõi hiệu quả của nội dung trong suốt hành trình. Có 5 loại chỉ số để đo lường liệu nội dung có được nhìn thấy (nhận biết), có liên quan (thu hút), dễ tìm thấy (tìm hiểu), có thể hành động được (hành động) và có thể chia sẻ được (ủng hộ).
Bước 8: Giám sát hiệu quả và cải tiến content marketing
Lợi thế chính của content marketing so với tiếp thị truyền thống chính là được tin tưởng nhiều hơn. Có thể theo dõi hiệu quả bằng chủ đề nội dung, hình thức nội dung và kênh phân phối. Việc giám sát hiệu quả rất hữu ích cho việc phân tích và xác định các cơ hội để cải thiện vấn đề.
Vì nội dung thay đổi rất linh hoạt nên những cải tiến định kỳ cho hoạt động tiếp thị nội dung là rất cần thiết. Người làm tiếp thị nên xác định phạm vi của việc đánh giá. Đồng thời cải tiến để quyết định thời điểm thay đổi hướng tiếp cận trong hoạt động content marketing. Tuy nhiên, điều quan trọng là thời gian để tạo ra ảnh hưởng. Do đó, nó yêu cầu độ kiên trì nhất định cũng như sự nhất quán trong việc triển khai.
Trên đây là 8 bước xây dựng chiến lược content marketing hiệu quả mà HOSVN giới thiệu tới các bạn. Mong rằng với những gợi ý này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn. Chúc các bạn thành công!