Digital Marketing hiệu quả không thể nếu thiếu Content Marketing tốt
Content Marketing là linh hồn của 1 doanh nghiệp. Theo đó, hoạt động Digital Marketing sẽ hoàn toàn được tập trung chủ yếu vào việc tạo ra và phân bổ những nội dung mang tính giá trị cao. Theo đó, chúng có liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ của chính doanh nghiệp đó. Content marketing giúp người đọc cải thiện được kiến thức hữu ích trong cuộc sống.
Khi áp dụng bất kì chiến lược marketing nào, content nên là một phần của quy trình. Theo đó, chất lượng của nội dung sẽ góp phần vào thành công của nhiều hình thức marketing khác nhau.
Sản xuất cho ra đời nội dung chất lượng có thể giúp thúc đẩy hành động của khách hàng. Và điều thực sự quan trọng là nó phải mang lại kết quả cho chính doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao các công ty cần đảm bảo luôn theo dõi các chỉ số KPI cụ thể. Hơn hết là cần nghiên cứu cách thức hoạt động để có thể cải thiện ROI và hiệu quả của mỗi chiến dịch.
Các số liệu liên quan đến content marketing cần đo lường
Để nói về số liệu liên quan đến content marketing, chúng ta có thể đặc biệt quan tâm đến 5 số liệu. Gồm: Backlink; chia sẻ trên mạng xã hội; số người truy cập web; thời gian trải nghiệm trên website; và tỷ lệ thoát trang.
Content Marketing và các số liệu cần phải đo lường
Backlink trong content marketing
Đầu tiên là Backlink. Chúng được hiểu là liên kết trả về của content marketing. Là mối liên kết được trả về từ những trang website khác tới trang web của mình. Cụ thể, bạn hoặc người dùng đặt backlink liên kết trên một website mà khi khách hàng click vào đường liên kết đó thì sẽ dẫn tới website của bạn.
Các liên kết có thẩm quyền click đến website của doanh nghiệp vẫn là một trong những tín hiệu xếp hạng quan trọng nhất đối với các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. Như vậy, trang web của doanh nghiệp sẽ trở nên quan trọng và uy tín hơn nếu nhiều website khác liên kết với nó. Chúng giúp đẩy SERPs (Search Engine Results Page) lên. Đây chính xác là lý do các thương hiệu đều cần theo dõi số lượng liên kết mà nội dung của bạn tạo ra. Đặc biệt là trong các chiến dịch tiếp cận.
Công ty có thể sử dụng các công cụ phân tích như SEMrush. Nhằm để kiểm tra xem có bao nhiêu liên kết ngược mà tên miền của bạn có những phần nội dung riêng lẻ đang nhận được.
Chia sẻ mạng xã hội
Truyền thông xã hội và content marketing là hai người bạn luôn đồng hành cùng với nhau. Doanh nghiệp có thể sử dụng các trang mạng xã hội để nhanh chóng quảng bá nội dung tới một lượng lớn khách hàng cũng như giúp tăng lượt theo dõi. Ngoài ra, chia sẻ trên mạng xã hội cũng tạo ra một hiệu ứng lan truyền. Đây là lý do tại sao số lượng sharing (chia sẻ) nhiều là một dấu hiệu tốt để theo dõi trong các chiến dịch nội dung.
Google Analytics đang là một trong những công cụ hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đo lường Content marketing
Số người truy cập web
Số người truy cập web là một trong những mục tiêu quan trọng của content marketing. Theo đó, điều này có thể được thực hiện thông qua các công cụ phổ biến như Google Analytics. Chúng sẽ giúp doanh nghiệp ghi lại số lượng người dùng tiếp cận tới trang web mỗi ngày, cùng với bài viết mà khách hàng tiếp cận. Sử dụng dữ liệu này sẽ là một công cụ thiết thực nhằm tạo ra những nội dung phù hợp, thu hút khách hàng tiềm năng.
Trải nghiệm trên website
Với Google Analytics, ta cũng có thể đo lường được thời gian khách hàng “ở lại” trên trang của doanh nghiệp. Thương hiệu có thể cải thiện thời gian trung bình của khách hàng dành cho website. Cụ thể, bằng cách làm cho nội dung trở nên thú vị hơn; thêm hình ảnh và đặc biệt là phải tìm đúng đối tượng mục tiêu.
Tỷ lệ thoát trang
Tương tự như thời gian người dùng dành cho website của doanh nghiệp. Số người rời khỏi mà không điều hướng đến các trang khác được gọi là tỷ lệ thoát trang. Thực tế, hầu hết người dùng sẽ tìm thấy trang web của bạn thông qua phương tiện tìm kiếm (chủ yếu là Google), truyền thông xã hội hoặc các kênh khác và sử dụng nội dung mà họ quan tâm trước khi rời đi.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng, có tới gần 90% những người làm marketing đưa content marketing trong chiến lược. Tuy nhiên, chỉ một nửa trong số đó nỗ lực đo lường hiệu quả nội dung. Việc đo lường các chỉ số sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra chiến lược nội dung gần gũi nhất. Từ đó, nhằm thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng, giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.