Một thương hiệu nổi tiếng, uy tín sẽ dễ dàng thu hút lượng lớn khách hàng trong nước và quốc tế. Vì vậy trong bối cảnh phức tạp của sự cạnh tranh trên thị trường ngày nay, hơn bao giờ hết, thương hiệu càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ nêu ra một số bí quyết kể chuyện bằng nội dung để định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Câu chuyện phải được xây dựng dựa trên tính cách thương hiệu
Mục đích của việc kể một câu chuyện về thương hiệu không phải là để bán hàng, cũng không phải là quảng cáo. Những câu chuyện để định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng nên được kể với tính cách thương hiệu. Như một lẽ dĩ nhiên, những câu chuyện nhàm chán sẽ không thu hút và giữ chân độc giả và ngược lại, những câu chuyện tràn đầy cá tính có thể thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Màu câu chuyện thương hiệu cần được lấy cảm hứng từ chính bản thân doanh nghiệp mà ở đó có sự hiện diện của những người tham gia, sáng tạo, kết nối và phát triển thương hiệu về sự tăng trưởng và thành công.
Sự đơn giản tạo nên giá trị đích thực
Cách kể chuyện bằng nội dung để định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ viết theo hướng mô tả hoàn toàn nguồn gốc của công ty bạn. Trong bài viết bạn cần giải quyết 3 tiêu chí sau đây: Mở đầu sẽ đề cập đến vấn đề và giải thích vấn đề bạn đã đặt ra để giải quyết; Thân bài sẽ nêu giải pháp, mô tả cách bạn giải quyết những vấn đề đó; Kết thúc sẽ nói đến sự thành công, hãy vui mừng về sự thành công bạn đã đạt được.
Một câu chuyện đơn giản sẽ tạo được tính chân thật đáng tin cậy hơn trong tâm trí khách hàng so với những câu chuyện phức tạp và quá dài dòng.
Câu chuyện cần giải thích được sứ mệnh của doanh nghiệp
Mục đích cuối cùng hướng tới của doanh nghiệp khi kinh doanh đều là lợi nhuận. Thương hiệu của bạn cần xác định sứ mệnh của doanh nghiệp là gì và tại sao thương hiệu tồn tại. Đó cũng chính là việc trả lời cho câu hỏi thương hiệu sẽ mang giá trị gì đến cho khách hàng và cho xã hội. Kể một câu chuyện về sản phẩm của bạn, lý do công ty bạn được thành lập. Điều đó giúp xây dựng niềm tin với các khách hàng hơn bởi khách hàng biết được mục tiêu của công ty bạn.
Một ví dụ về việc kể câu chuyện định vị thương hiệu mà ai cũng biết tới, đó là doanh nghiệp TH True Milk. Thương hiệu TH True Milk vào Việt Nam trong thời điểm có rất nhiều hãng sữa đã có tên tuổi và chỗ đứng. TH True Milk với câu chuyện sữa sạch của mình đã tạo được lòng tin với khách hàng, thậm chí còn giúp định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Câu chuyện phải kết nối với khách hàng
Mục tiêu của kể chuyện bằng nội dung để định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng, hay là tạo ra một kết nối với khách hàng của bạn. Kể câu chuyện của bạn theo cũng là một cách nói chuyện với khách hàng của bạn để thể hiện thương hiệu liên hệ với khách hàng, hiểu khách hàng. Khách hàng cũng có thể trở thành một phần của câu chuyện thương hiệu nếu như bạn biết lồng ghép môt cách phù hợp. Khi câu chuyện của bạn kết nối với khách hàng mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng lấy được sự tin tưởng của họ.
Câu chuyện phải trở thành 1 phần trong lý do mua của khách hàng
Khi mua sản phẩm, khách hàng không chỉ mua sản phẩm đó của doanh nghiệp mà họ cũng sẽ cảm thấy đã mua cả câu chuyện thương hiệu của bạn. Khách hàng luôn mong muốn họ có thể mua một phần trong ý nghĩa của câu chuyện thương hiệu của bạn. Bản thân sản phẩm, các mặt hàng mà khách hàng mua, là một phần của câu chuyện của thương hiệu.
Trên đây là một số cách kể chuyện bằng nội dung để định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Hy vọng với những chia sẻ này của VINATAR có thể giúp các doanh nghiệp thu hút, gây ấn tượng được với khách hàng và mang lại cho họ những trải nghiệm tốt nhất. Bạn có thể đọc thêm bài viết: Truyền thông thương hiệu doanh nghiệp bằng một câu chuyện.