Home Góc chia sẻEmail Marketing Sử dụng cấu trúc nội dung Silo để thúc đẩy kết quả tìm kiếm SEO

Sử dụng cấu trúc nội dung Silo để thúc đẩy kết quả tìm kiếm SEO

by admincp

Cấu trúc nội dung Silo là một trong những kỹ thuật SEO Onpage có hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, để triển khai được kỹ thuật này thì không phải ai cũng biết.

1. Cấu trúc nội dung Silo là gì?

Cấu trúc Silo được hiểu là một cách để tách nội dung trang web thành các danh mục có nội dung liên quan đến nhau. Những nhóm trong cấu trúc này được phân chia thứ bậc dựa trên Topic và Subtopic. Trong đó nội dung nào liên quan sẽ được xếp chung nhóm với nhau. Người làm SEO website sẽ biết cách sắp xếp chủ đề chính, phụ nhằm tạo nên một guồng quay có liên kết lẫn nhau.

Các nội dung có liên quan với nhau thì người SEO sẽ sắp xếp nằm trong cùng một silo. Điều này giúp Google hiểu và đánh giá chính xác hơn thứ hạng website của bạn trên thanh công cụ tìm kiếm.

Sử dụng cấu trúc nội dung Silo

2. Vai trò của cấu trúc nội dung Silo

Đối với người dùng

Nếu website được tổ chức khoa học thì người dùng sẽ truy cập di chuyển dễ dàng trên trang web. Khi trang web được phân cấp thành tầng bậc, người đọc sẽ tìm được tất cả các nội dung tương thích với nhau. Từ đó việc điều hướng trên trang sẽ trở nên rất tự nhiên.

Đối với SEO

Lợi ích to lớn nhất khi dùng cấu trúc Silo là tối ưu cho Search Engine. Việc thực hiện cấu trúc Silo cho trang ngay từ ban đầu giúp giảm thời gian Google sandbox.

Với cấu trúc Silo phù hợp, bạn đã có thể xây dựng 80% liên kết tới các Page Silo quan trọng nhất trên website. Hơn nữa, sẽ tránh được hiện tượng page/post bỏ hoang (tức là page/post không có internal link trỏ tới).

Sử dụng cấu trúc Silo sẽ giúp các post tương thích với nhau sẽ được liên kết lại trong 1 Silo page. Và mỗi một page mà bạn tạo ra đều nằm trong 1 Silo page tương ứng. Nhờ đó, Google có thể thực hiện dò quét toàn bộ website của bạn rất dễ dàng.

Xem thêm: 10 bước nghiên cứu nội dung bộ từ khóa sản phẩm

Sử dụng cấu trúc nội dung Silo2

3. Cách tạo một cấu trúc nội dung silo cho trang web

Nghiên cứu từ khóa

Bất cứ dịch vụ SEO nào cũng cần xây dựng bộ từ khóa chính là khung sườn. Việc sắp xếp, phân chia từ khóa chính, từ khóa phụ cũng như liên kết từ khóa là các mắt xích không thể thiếu trong website. Nếu bố trí hợp lý từ khóa sẽ hình thành cấu trúc website thân thiện với bộ máy tìm kiếm Google.

SEO đúng từ khóa sẽ giúp khách hàng tiềm năng dễ tìm thấy bạn hơn. Thông qua đó, lượng lượng traffic vào website vì thế cũng tăng lên, website sẽ được đánh giá tốt hơn. Xếp hạng của doanh nghiệp từ đó cũng sẽ được cải thiện tốt hơn.

Thiết lập cấu trúc silo vật lý

Các silo vật lý được thiết lập dễ dàng hơn cho các trang web chưa được khởi chạy. Đó là bởi vì silo vật lý liên quan đến việc nhóm các trang liên quan chặt chẽ với nhau trong cùng một thư mục thư mục.

Silo vật lý củng cố chủ đề website bằng cách nhóm những trang content vào một thư mục được sắp xếp chặt chẽ. Cần có ít nhất 4-5 trang content để tạo nên 1 chủ đề. Mỗi trang phải được đặt tên URL phù hợp để có thể hiểu rõ về bài viết đang nói về chủ đề gì.

Sử dụng cấu trúc nội dung Silo3

Thực hiện silo với điều hướng trang web

Sau khi xác định các từ khóa chính, việc đầu tiên của bạn là tạo một menu điều hướng giúp người dùng khám phá tất cả những nội dung liên quan. Trong WordPress, các menu có thể được tạo và chỉnh sửa từ tab “Giao diện” trong bảng điều khiển chính. Sau đó, hãy chọn danh mục hoặc trang bạn muốn sử dụng và nhấp vào “Thêm vào menu”.

Thiết lập silo ảo (tạo các liên kết nội bộ)

Nếu muốn trang web của mình đáp ứng mục đích của Google, bạn cần tổ chức cấu trúc silo chặt chẽ cho trang web và nội dung bên trong. Liên kết nội bộ là một phần rất quan trọng của việc tạo ra các nội dung silo. Nhưng để tạo ra các kho nội dung hiệu quả, bạn cần phải chú trọng với liên kết nội bộ. Khi bạn xây dựng cấu trúc silo, điều quan trọng là bạn hãy tạo liên kết một cách tự nhiên.

Bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của cấu trúc nội dung Silo đối với hoạt động trang web. VINATAR hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ hiểu hơn về cấu trúc này. Từ đó vận dụng vào việc SEO website để đạt hiệu quả cao nhất.

You may also like

Leave a Comment