Home Góc chia sẻDigital Marketing Các bước để xây dựng bộ từ khóa chuẩn SEO

Các bước để xây dựng bộ từ khóa chuẩn SEO

by admincp

Trong quy trình làm SEO thì nghiên cứu từ khóa được đánh giá là bước quan trọng nhất. Bởi nó giúp xác định mục tiêu và quyết định chiến lược SEO của doanh nghiệp. Vậy nên, mọi thứ sẽ thay đổi khi mục tiêu của bạn thay đổi. Xác định mục tiêu là việc quan trọng nhất trong kế hoạch SEO của mình.

Xây dựng bộ từ khóa để làm gì?

Việc xây dựng bộ từ khóa phải giúp bạn trả lời các câu hỏi sau: 

  • Câu trúc Website như thế nào là phù hợp
  • Nhu cầu, lĩnh vực SEO như thế nào?
  • SEO cần bao nhiêu từ. Số lượng bài viết và cần tối ưu bao nhiêu bài
  • Từ nào nên SEO trước, từ nào SEO sau

seo

Các bước để xây dựng bộ từ khóa chuẩn cho chiến dịch SEO

Thu thập thông tin dự án

Để tranh trường hợp thiếu nguồn lực hay các công cụ triển khai thì doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ các thông tin mô tả khác nhau liên quan đến dự án. Có 2 thông tin bạn cần thu thập, bao gồm:

          Mục tiêu dự án:

  • Bộ từ khóa cần SEO và link sản phẩm/ dịch vụ tương ứng
  • Organic Traffic cần đạt được
  • Thời gian thúc đẩy website & các kết quả cần đạt được theo từng mốc.
  • Ngân sách cần đạt được cho dự án

          Thông tin các tài khoản:

  • Google My Business
  • Công cụ Google Tag Manager
  • Google Search Console
  • Công cụ Google Analytics
  • Tài khoản đăng nhập website
  • Các thành viên và vai trò của họ trong dự án
  • Ngoài ra, các thông tin về hệ thống backlink, PBN, hay các account đăng nhập trên các trang mạng xã hội bạn cũng cần phải nắm rõ.

Audit kiểm tra website và đề xuất hướng khắc phục

Audit website là bước quan trọng trong quy trình SEO cơ bản. Chúng giúp xác định “sức khỏe” của website. Theo đó, bạn cần kiểm tra:

  • Audit technical,
  • Audit Content,
  • Audit Onsite,
  • Audit Entity,
  • Audit Offpage.

Ví dụ như ở Audit technical, bạn cần kiểm tra các vấn đề sau:

  • Crawl / nofollow tag
  • XML Sitemaps
  • File Robot.txt
  • Schema: Website có khả năng chèn schema vào thẻ head hay không?
  • Response code: Các lỗi về 301, 301 Redirect, 404, …
  • Meta Tags: Các thẻ title trang
  • Tốc độ tải trang. Được bao nhiêu điểm xét trên công cụ Google PageSpeed Insight
  • Phiên bản mobile của website
  • Phân tích phiên bản quốc tế nếu là website đa ngôn ngữ
  • HTTPS có bị chặn không?

Hay như ở Audit Content thì bạn cần check các vấn đề sau:

  • Website đã có đầy đủ các thông tin như phần giới thiệu, sản phẩm, chính sách bảo mật, .. hay chưa
  • Nội dung trên trang có thu hút hay không? Có thỏa mãn được người dùng khi tìm kiếm từ khóa hay không? Bạn có thể xét trên các chỉ số đo lường ở công cụ Google Analytics như time onsite, bounce rate.
  • Lọc và phân ra 3 loại content cần khắc phục gồm: Thin content (nội dung ngắn); Duplicate content (nội dung bị trùng lặp từ site khác); và Content under-performance (nội dung tốt nhưng không tăng trưởng lên top)

Tóm lại, sau khi kiểm tra các mục, doanh nghiệp cần lập kế hoạch và đề xuất hướng khắc phục cho các lỗi vừa tìm được. Kèm theo đó là checklist tiêu chuẩn để xử lý.

seo

Nghiên cứu từ khóa sản phẩm

Theo đó, hãy nghiên cứu từ khóa sản phẩm để từ đó chọn ra những từ khóa SEO khác nhau. Điều này giúp mang lại nhiều khách hàng hơn cho doanh nghiệp. Bạn cũng có thể sử dụng các SEO tools sau đây là để nghiên cứu từ khóa hiệu quả hơn như: Công cụ Google Keyword Planner; Keywords Explorer của Ahrefs; Công cụ Keywordtool.io; và Answer the Public.

Ghép nhóm và phân tầng từ khóa

Bạn hãy sử dụng Parent topic của Ahrefs để có thể ghép nhóm các keyword có cùng mục đích tìm kiếm, cùng chủ đề. Làm điều này sẽ giúp bạn phần nào tối ưu từ khóa.

Triển khai Content

Khi tiến hành triển khai content, hãy nhớ lên outline và viết nháp nội dung trước. Điều này sẽ giúp bạn có thể xuất bản bài viết tốt nhất tới khách hàng.

Theo đó, khi triển khai content cần đảm bảo các yếu tố như đúng văn phong của thương hiệu, đúng chính tả, ngắn gọn, súc tích đi thẳng vào nội dung. Hơn nữa, các thông tin cung cấp cần chính xác, thể hiện được độ chuyên môn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các từ ngữ nên được viết đơn giản, dễ hiểu.

Tối ưu SEO Onpage

Tối ưu SEO onpage bao gồm các kĩ thuật được triển khai trên chính trên website của doanh nghiệp. Việc này nhằm mục đích tối ưu website thân thiện với người dùng và Google bot. Theo đó, tối ưu SEO Onpage cơ bản gồm: Title, heading; Readability (khả năng đọc, dễ nhìn của bài viết); Blockquotes; Alt hình ảnh; Keyword density (mật độ từ khóa); Meta description;…

Keyword Traffic

Keyword traffic là những từ khóa thuộc tầng 1 – 2 của phễu marketing. Chúng có nội dung chủ yếu là cung cấp thông tin nhưng lại có một lượng lớn người dùng tìm kiếm các từ khóa này. Theo đó, Expanded List Post là một trong các bước SEO một trang website mở rộng nội dung. Cụ thể, áp dụng kĩ thuật này để có thể nhanh chóng nghiên cứu ra các keyword traffic.

Tối ưu Entity

Theo đó, tối ưu Entity là một trong các bước SEO cơ bản. Chúng bao gồm:

  •  Triển khai IFTTT để tự động hóa share/ đăng bài viết trên các trang mạng xã hội khi có bài viết mới publish
  • Triển khai nội dung và tối ưu các trang giới thiệu
  • Tạo lập thêm các trang cần thiết cho doanh nghiệp và tối ưu đầy đủ cho các trang web.
  • Tối ưu trang web người đại diện thương hiệu
  • Lựa chọn và tối ưu loại schema phù hợp với từng trang web

Triển khai Internal link và Các bước SEO Triển khai Offpage SEO

Bạn hãy triển khai Internal link theo 2 cấu trúc chính là: Cấu trúc Silo (áp dụng cho các trang sản phẩm, dịch vụ); và cấu trúc Topic cluster (áp dụng cho các trang blog, tin tức).

Ngoài ra, offpage seo trong quy trình SEO bao gồm: Backlink; Mạng xã hội; và Kĩ thuật server.

You may also like

Leave a Comment